TRANG SINH HOẠT
chuyên phóng sự về các sinh hoạt Cộng Đồng của người Việt Quốc Gia ở Hải Ngoại nói chung và tại Nam Úc nói riêng


 

NHỮNG MẢNH ĐỜI NHÂN VIÊN

NHÀ HÀNG LỘC PHỐ


Tác giả: phóng sự của Người Mytho
Thể loại: Sinh Hoạt

           Lộc Phố là một trong những nhà hàng lâu đời và có tiếng tăm ở thành phố Mỹ Tho. Nhà hàng nầy có hai cổ đông hùn vốn: Ông Huy và bà Năm Phi. Khi mới khai trương đầu tiên, Lộc Phố tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường 5 thành phố Mỹ Tho. Thời gian nầy, Lộc Phố không được đắt khách lắm nên tình trạng kinh doanh bên bờ vực thẳm bị phá sản! Trước tình huống nầy, Năm Phi phải mời một đầu bếp có tiếng từ Long An về giúp. Và từ đó làm ăn phất lên như diều gặp gió. Nhưng không lâu sau, chủ cho thuê mặt bằng địa điểm kinh doanh tăng giá liên tục nên bà Năm Phi dời về đường Lý Thường Kiệt cho tới ngày nay.
      Nói về Lộc Phố, những người làm công nhân viên trong ngành ẩm thực, nhất là ai có làm qua nhà hàng Lộc Phố, đều nếm trãi những cơn ác mộng cuộc đời kiếp người làm nhân viên phục vụ ẩm thực với nỗi phập phồng lo sợ bị chửi bất cứ lúc nào !!! Những lúc vắng khách, họ thường thủ thỉ với nhau rằng: Chúng ta làm việc ở đây, không sợ ông chủ Huy hay bà Năm Phi... mà chỉ sợ hai hung thần Lộc Phố! Thứ nhất là Đạt Hung Thần, thứ nhì là Bà Hai chị ruột của Năm Phi, có biệt danh là Nàng Hai Lộc Phố. Hai nhân vật nầy có cùng một tánh tình quái lạ: Thích chửi nhân viên giữa đám đông người!
1./ Đạt Hung Thần: Hay còn gọi là Đạt Bóng, một người đàn ông lưỡng tính, nói theo tiếng lóng là “Xăng pha nhớt”. Đạt làm nhà hàng Lộc Phố lâu năm nên bò lên được chức quản lý nhà hàng. Từ chức vị nầy, Đạt ỷ mình là công thần nên thường tỏ vẻ ra oai với nhân viên thuộc cấp. Chuyện kể về Đạt, rằng: Những ngày Đạt bị “hành kinh”, hắn rất quạu quọ! Hắn gặp ai chửi nấy, chửi vô cớ, chửi từ trên xuống dưới, từ đông sang tây... Lắm khi điên tiết hắn chửi cả bà Năm Phi chủ nhà hàng, không từ một ai..
      Dạo trước, có trường hợp cô gái mới tuyển vào làm nhân viên phục vụ. Ngày đầu tiên đi làm, cô ta ăn mặc hơi À-la-mốt, khi đi ngang qua bị Đạt chận lại hỏi:
- Chị mới vào làm hả?
      Thu Linh ngạc nhiên nhìn Đạt rồi trả lời:
- Vâng ạ! Tôi vào làm được mấy hôm.
- Chị mặc quần ống rộng như thế nầy, khi bưng thức ăn cho khách bị vướng té thì sao?
- Dạ! Tôi mặc quần ống rộng quen rồi.
     Đạt trừng đôi mắt nhìn Thu Linh rồi quát lớn:
- Chị trả treo với tôi hả? Tôi mới “tiễn” một người rời khỏi nhà hàng. Chị có tin là tôi sẽ tiễn chị đi theo bà ấy không?
    Nghe Đạt nói tiếng lóng “tiễn”, Thu Linh hỏi khẻ:
- Tiễn là gì hả anh?
- Là cho chị nghỉ việc đó. Nếu chị còn mặc quần ống rộng...
     Nghe Đạt hăm he cho nghỉ việc, Thu Linh lặng lẻ bước đi.
2./ Nàng Hai Lộc Phố: Nàng là chị ruột thứ hai của bà Năm Phi. Nàng hai góa chồng đã bao năm mà vẫn còn “độc thân”, sống hiu hắt, đếm lá vàng rơi trên hè phố mà mơ ước có một tình quân để trãi lòng tâm sự. Bởi lẽ, Nàng Hai trời đã ban cho một sắc đẹp “tuyệt trần”, phụ nữ phục vụ trong nhà bếp không mấy ai sánh bằng. Chuyện kể rằng: Một buổi sáng mùa hè trời êm mây lặng, Nàng Hai mặc chiếc áo bà ba đi làm. Nhìn từ xa, trông Nàng như một cô thôn nữ mặc chiếc áo bà ba chèo xuồng trên sông Vàm Cỏ như bài hát ca cổ Chiếc Áo Bà Ba trong thời chống Mỹ cứu nước. Nàng Hai từ ngoài cổng Lộc Phố đi vào, những sải chân chữ kiềng của Nàng Hai đồng điệu theo kiểu “zách zách sảnh” của môn chơi bài Sập-Sám-Chướng, trông rất nhịp nhàng.
        Khi Nàng Hai vừa vào nhà bếp, cất tiếng khoe khoang với nhân viên nhà bếp:
- Mấy tụi bây!!! Hôm nay tao mặc áo bà ba đẹp không?
     Nàng Hai vừa dứt lời, một nhân viên trong nhà bếp tên Thủy nói nịnh:
- Ồ!!! Má Hai mặc áo bà ba đẹp quá...
- Vậy hả!
     Nàng Hai dựa vào câu nói khen của nhân viên Thủy, Nàng cười tủm tỉm, khoác lác:
- Mầy biết không? Tao có tất cả là 30 cái áo bà-ba, đủ màu sắc.
       Thủy nghe Nàng Hai nói, khen lấy lòng:
- Wow!!! Má Hai có nhiều áo bà-ba quá. Trong nhà hàng nầy không mấy ai có nhiều áo như má...
- Đúng vậy!
       Nàng Hai xưa nay vốn dĩ là người quản lý nhà bếp một cách gắt gao, không cho nhân viên nào có thì giờ ngồi nghỉ tán gẫu, dù không có thực khách. Cứ mỗi lần vắng khách thì Nàng Hai bảo phải lau chùi tủ bếp, soạn lại rau cũ thừa của ngày trước... Bởi vậy, nhân viên nhà bếp thường bảo nhau, rằng: Bà chủ Năm Phi, tụi mình không sợ bằng sợ Má Hai!.Một khi Má Hai lưu ý đến ai thì người đó như bị sao quả tạ chiếu mạng. Má Hai đì cho đến khi nào chịu không nổi thì xin nghỉ việc.
     Nhà hàng Lộc Phố có thành lập quỹ Công Đoàn, mỗi nhân viên đóng 20.000 $ VN mỗi tháng, với mục đích giúp đở nhân viên mỗi khi có hữu sự như: Tang lễ người thân, bệnh hoạn hiểm nghèo.... Nhưng số tiền đóng góp của hơn 50 nhân viên nhà hàng hằng tháng, lâu nay không có chi cho ai khi gặp khó khăn. Nếu thử làm bài toán, tính thời gian trong sáu năm qua, mỗi tháng quỹ “Công Đoàn” thu vào hơn triệu đồng, sáu năm qua quỹ đã có số tiền hơn 80 triệu đồng. Vậy số tiền đã đi về đâu, mà khi nhân viên bị bệnh không được hưởng tiền trợ giúp từ quỹ nầy!
    Nói về quỹ Công Đoàn, một ví dụ điển hình trường hợp của cô nhân viên nấu cơm nhà bếp tên Bông. Cô Bông bị chồng ăn chơi bừa bãi nên lây cho cô chứng bệnh “phong tình”. Khi phát hiện mình bị bệnh xã hội, cô Bông đến gặp Má Hai xin nghỉ bệnh và xin mượn tiền “ứng lương” để đi khám bác sĩ... Khi nghe cô Bông báo sự tình thì Má Hai không những chẳng cho ứng tiền lương mà còn quát lớn cả nhà bếp ai cũng hướng mắt nhìn Má Hai với cái giọng the thé chửi mắng cô Bông, không một chút tình người:
- Tao bảo mầy ngày mai nghỉ việc. Chừng nào hết bệnh rồi trở lại làm. Tao bảo kế toán tính lương cho mầy đến hôm nay.
- Dạ!!! Con nghỉ vài hôm trị bệnh rồi trở lại làm Má Hai ạ! Dạo nầy gia cảnh của con túng quẩn lắm! Con xin Má Hai đừng cho con nghỉ lâu ...
- Tao đã quyết định rồi! Mầy phải nghỉ luôn kể từ hôm nay.
     Nhìn thấy Má Hai nói lời đanh thép cho nghỉ việc, cô Bông chỉ cúi mặt và nuốt lệ ra về.  Khi đi ngang qua người nữ nhân viên lớn tuổi trong tổ rau của nhà bếp, cô Bông tưởng mình nghe nhầm:
- Má A cho con 500 ngàn để đi bác sĩ. Bệnh xã hội cũng dể trị mà...
     Cô Bông cảm động khẻ đáp:
- Con cám ơn má A!
      Nàng Hai nghe tin Má A cho Bông 500 ngàn trị bệnh, Nàng bĩu môi, buông giọng ganh tị:
- Nghèo!!! Làm mướn mà bày đặt hành động như trưởng giả, cho 500 ngàn tưởng lớn lắm sao.
     Má A trả lời:
- Đồng tiền lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thời điểm nhận nó. 500 ngàn của tôi là số tiền 2 ngày rưởi làm côn của tôi, nhưng vì tôi thấy con Bông không có tiền trị bệnh nên tôi giúp đở theo tinh thần của ít lòng nhiều chị Hai ạ! Chị nói số tiền tôi cho con Bông là nhỏ, sao chị không nói bà chủ xuất quỹ Công Đòan để giúp cho Bông trang trải chi phí khám bệnh???
      Bị Má A hỏi vặn, Má Hai sượng sùng trả lời:
- Đây là chuyện của nhà hàng Lộc Phố, chị A không có quyền xen vào...
- Đúng vậy. Đây là chuyện của Lộc Phố, nhưng cũng là chuyện về quyền lợi của nhân viên trong nhà hàng. Vì vậy, Lộc Phố phải xuất quỹ Công Đoàn để giúp đở cho cô Bông chứ. Nhân đây, tôi xin hỏi Má Hai về số tiền mỗi tháng nhân viên nhà hàng đóng 20 ngàn góp quỹ cho Công Đoàn. Số tiền nầy đi về đâu hả Má Hai????
      Nàng Hai bị  Má A vặn hỏi về tiền quỹ Công Đoàn, nàng bẽn lẽn bỏ đi, không nói một lời giải thích...
      Tiếng đồn về Đạt Bóng và Nàng Hai cư xử kém văn hóa, mất tình người với nhân viên Lộc Phố, ít nhiều cũng làm mất thiện cảm với thực khách, ảnh hưởng đến doanh thu Lộc Phố...
      Nghe tin nầy, tôi rủ người bạn Việt Kiều Mỹ đến nhà hàng ăn cơm tối và nhân tiện tìm hiểu thông tin để tôi viết bài phóng sự với nhan đề: Những Mảnh Đời Nhân Viên Nhà Hàng Lộc Phố. Buổi chiều hôm ấy, sau cơn mưa đầu mùa không khí còn ẩm nóng của hơi đất bốc lên từ mặt đường làm tôi đổ mồ hôi khó chịu. Thằng bạn chỡ tôi đến nhà hàng Lộc Phố ăn tối. Hai thằng ngồi nơi chiếc bàn nhỏ cạnh quầy nước nhà hàng. Hai đứa gọi mấy món ăn đặc sản quê hương: Gà hấp nước mắm, gỏi bò củ hủ dừa...  Hai chúng tôi vừa ăn, vừa uống bia trò chuyện. Thằng bạn tôi có thời học xem phong thủy của thầy Tam Nguyên nên nó cũng biết sơ qua về phong thủy. Nhìn nhà hàng ở thời điểm nầy vắng khách, nó hỏi khẻ tôi:
- Nghe nói Lộc Phố đắt khách lắm, mà sao chiều nay vắng vẻ quá vậy?
      Tôi trả lời:
- Ừ! Dạo trước doanh thu có ngày lên đến cả trăm triệu. Nhưng gần đây, nghe nói doanh thu tuột xuống chỉ còn hơn mười triệu! Có hôm, thu nhập chưa đủ tiền trả cho công nhân viên nhà hàng!
       Thằng bạn suy ngẫm một chút rồi hỏi tôi:
- Chủ nhà hàng là ai? Hiện giờ có đây không?
      Tôi nhìn quanh tìm bà Năm Phi rồi trả lời:
- Không thấy bà chủ. Chắc bà ấy chưa vào. Thông thường khoảng 7 đến 8 giờ tối thì bà ấy vào kiểm soát thu ngân.
       Tôi mới vừa nói xong thì bà Năm Phi cũng vừa đến nhà xe. Tôi chỉ thằng bạn:
- Kìa! Bà chủ Năm Phi đến.
      Thằng bạn tôi nhìn ra hướng nhà xe, quan sát bà Năm Phi thật kỹ rồi nói:
- Bà chủ Lộc Phố bị phá phong thủy bởi cặp mắt. Có phải bà ấy sửa mắt không?
- Tao không biết! Nhưng có thể bà ấy cắt mí mắt. Tao nhớ trước kia mắt bà ấy là một mí, ti hí mắt lương....
- Hèn chi, thời gian gần đây, nhà hàng bà ấy doanh thu bị giảm sút.
       Ngừng giây lát rồi thằng bạn tiếp:
- Trời sanh con người ta có đôi mắt, biều tượng cho sang giàu, hèn hạ, hiểm độc.... Người đời cũng thường nói: Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn... Tao nhìm đôi mắt của bà Năm Phi hiện rỏ những điểm: hung ác, hiểm độc, gian tà.....
- Ừ nhỉ!  Mầy nói đúng. Hèn chi tao nghe người bạn làm nhân viên phục vụ kể lại là mấy tuần qua nhà hàng bán ế ẩm, nội bộ xào xáo, cho cắt giảm mấy nhân viên nhà bếp và nhân viên bảo vệ nghỉ việc....
      Thằng bạn cúi mặt, trầm ngâm rồi xét đoán:
- Việc lủn củn nội bộ là bắt đầu cho sự ảnh hưởng phong thủy. Bà Năm Phi sửa mắt bị phá tướng...
     Tôi suy nghĩ giây lát rồi hỏi nó:
- Vậy thì làm sao để cho nhà hàng đắt khách trở lại?
- Đành chịu.
     Thời gian gần đây, tôi nghe tin nhà hàng Lộc Phố ế ẩm nên có nhiều thay đổi nhân sự: Đạt Hung Thần nghỉ việc, cô Tám em của bà Năm Phi thay thế Đạt.  Má A, Bông, Linh, bà Tư nấu cơm... cũng nghỉ việc. Riêng về Đạt Bóng, khi nghỉ việc thì để lại tiếng đời trong nhà hàng Lộc Phố:
* Mài sừng cho lắm vẫn là trâu...

Mytho, chiều cuối thu 2023.
Phóng sự của Người Mytho